Vì sao không nên đốt hữu cơ?

Một chị học viên lớp Nông dân thực chiến đặt câu hỏi cho thầy về việc đốt chất hữu cơ và không đốt lợi hại như thế nào?
Các anh chị làm vườn có lẽ đã biết về tác dụng của hữu cơ nhưng thiết nghĩ phần trả lời của thầy sẽ giúp mọi người hiểu cặn kẽ nên farm trích câu hỏi và câu trả lời bên dưới:

Hỏi: Thầy ơi quê em đang vào mùa gặt
Nhà nào lấy rơm rạ thì lấy còn không thì người ta đốt. Thầy cho e hỏi giữa việc đốt và để thế thì khác gì nhau lợi hại như thế nào ạ?

Đáp: Chất hữu cơ từ cây cối bao gồm 3 – 5% chất khoáng và phần còn lại là chất hữu cơ (C, H, O). khi đốt tất cả chất hữu cơ và N (1.5%) bay ngay lên trời. C bay lên trời dưới 2 dạng CO2 và CO và methane (CH4) gây hiệu ứng nhà kính và đang làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Nếu không đốt và đem đi tủ gốc, làm phân ủ thì chất hữu cơ này sẽ chống xói mòn, chống bốc thoát hơi nước (nước được sử dụng hiệu quả hơn), giúp đất tơi xốp tạo điều kiện để rễ đâm sâu, … và sẽ là đầu vào của mạng lưới vi sinh vật đất. Và vai trò của mạng lưới sinh vật đất là yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe đất… Chất hữu cơ đi qua con đường này sẽ tồn tại rất lâu (giảm thiểu tác hại của hiệu ứng nhà kính). Phần chất hữu cơ chuyển thành mùn (humus) có thể tồn tại trong đất từ 5 – 10 năm. Tóm lại chuyện đốt và không đốt chất hữu cơ là 2 con đường hoàn toàn ngược chiều, 1 lên thiên đàng còn chiều kia đi xuống địa ngục.

Chúc mọi người tuần mới thật nhiều năng lượng!!!