Hơn một năm tổ chức với 3 khoá học diễn ra, farm rất vui mừng khi biết được các kiến thức từ lớp học đã giúp ích cho các anh chị trên con đường theo đuổi nông nghiệp bền vững. Học viên đến với lớp học đều có chung mối quan ngại về việc lạm dụng phân, thuốc hoá học; bên cạnh đó có không ít người vẫn chưa tìm thấy hướng đi cho một lối canh tác thân thiện với môi trường, tốt cho sức khoẻ nhưng đòi hỏi phải có tính khả thi.

Lớp học lần lượt gỡ bỏ những nút thắt đó khi mọi người được tiếp cận với kiến thức đúng về dinh dưỡng; cách lựa chọn loại cỏ phù hợp; nhân vi sinh bản địa; làm than hầm; ủ phân từ những vật liệu có sẵn tại địa phương mà không phụ thuộc vào nguyên liệu bên ngoài hay công thức bí truyền nào cả. Mọi thứ dựa trên cơ sở định lượng, giúp trả lời cho câu hỏi bao nhiêu là đủ?

Lớp học cũng giúp học viên tối ưu được chi phí trong việc thiết kế, lắp đặt hệ thống tưới nhằm mục đích sử dụng nguồn tài nguyên nước, phân bón hiệu quả; tránh lãng phí và có thể kiểm soát nồng độ để không gây hại đến môi trường.

Kỹ thuật nhân giống vô tính giúp người làm vườn lưu trữ được giống có đặc tính tốt và cải tạo những giống cây trồng chưa cho chất lượng như mong đợi. Kỹ thuật này còn giúp ta cứu được một số cây trên bờ vực sinh tử.

Trồng cây có thu hoạch rồi thì các mẹo dú trái cây chín đều, làm rượu sẽ là những kiến thức không thể thiếu giúp người làm vườn lưu trữ hay làm ra các sản phẩm gia tăng giá trị cho nông sản của mình.

Giữa muôn vàn sự cực đoan về hữu cơ và vô cơ, phương pháp canh tác của Stone Hill Farm dựa trên sự kết hợp hài hòa cả hai; lấy nguyên tắc đa dạng sinh học làm tôn chỉ hoạt động; phân tích sâu vấn đề và giải quyết từ gốc rễ đã cho thấy những thành công nhất định trên nhiều quy mô khác nhau: từ vườn rau gia đình, vườn sản xuất vài sào đến vài trăm hecta. Mời bạn tham gia khoá học để tìm một hướng đi khả dĩ cho nông nghiệp bền vững nhé!

  • Người hướng dẫn: Tiến sĩ Phạm Hồng Đức Phước
    • Nguyên giảng viên trường ĐH Nông Lâm, TP.HCM
    • Nguyên Phó ban điều phối chương trình Ca cao quốc gia
    • Điều phối viên đầu tiên mạng lưới cỏ Vetiver ở Việt Nam
    • Sáng lập trang trại Stone Hill Farm
  • Nội dung khóa học:
    • Lý thuyết chuyên sâu về dinh dưỡng cây trồng.
    • Lý thuyết và thực hành về phân ủ, đặc biệt là kỹ thuật ủ giữ lại tối đa khoáng chất trong vật liệu ban đầu.
    • Lý thuyết và thực hành nhân vi sinh vật đất có lợi.
    • Lý thuyết và thực hành đốt than hầm – một vật liệu tuyệt vời để giúp cải tạo lý tính đất và tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng, nước tưới.
    • Thiết kế hệ thống tưới tự động và bán tự động, tích hợp bón phân cho cây thông qua hệ thống tưới
    • Kỹ thuật nhân giống vô tính.
    • Mẹo nhỏ ở vườn: kỹ thuật làm rượu và ủ trái cây chín đều không dùng hoá chất.
    • Tham quan các mô hình canh tác khác nhau.
  • Đối tượng phù hợp:
    • Đang làm nông hoặc sẽ làm nông trong tương lai.
    • Đã áp dụng một vài kỹ thuật canh tác nhưng chưa đạt được kết quả.
    • Muốn tìm hiểu về quy hoạch, thiết kế vườn theo hướng thuận tự nhiên, tiết kiệm chi phí và tối ưu hoá công năng của khu vườn.
    • Hướng đến lối canh tác bền vững, hạn chế tối đa sử dụng phân, thuốc hoá học.
    • Hướng đến việc sử dụng hiệu quả các nguyên liệu đầu vào và tạo ra giá trị cộng thêm qua các phụ phẩm, phế phẩm.
  • Mức độ chuyên sâu: Kiến thức khoa học chuyên sâu kết hợp thực hành. Học là để về áp dụng trên khu vườn của mình.
  • Thời gian:
    • Khóa 4: (học viên có thể chọn từng học phần riêng lẻ phù hợp với nhu cầu của mình)
      • Học phần 1: 20 – 22/09/2024
      • Học phần 2: 25 – 27/10/2024
      • Học phần 3: 13 – 15/12/2024
    • Khóa 5: 10 – 15/12/2024
  • Địa điểm: Stone Hill Farm – Tân Phú, Đồng Nai
  • Học phí: Chi phí đã bao gồm học phí và chi phí ăn, ở tại farm. Phòng ở là các bungalow 2 hoặc 4 người. 
    • Khoá 4 (chia làm 3 học phần).
      • Đăng ký từng học phần: 3,300,000vnd/học phần/học viên
      • Đăng ký cả 3 học phần: 9,400,000vnd/học viên
    • Khoá 5 (liên tục trong 5 ngày): 8,500,000vnd/học viên
    • Ưu đãi học phí:
      • Giảm 5% học phí cho người thân, bạn bè của học viên cũ.
      • Giảm 5% học phí khi đăng ký theo nhóm.
      • Giảm 10% học phí cho học viên lớp “Nông dân tập sự” đăng ký lớp “Nông dân thực chiến”.
  • Chi tiết khóa học:
Khóa 4 (nhấp vào)
Học phần 1Học phần 2Học phần 3
BuổiKhung giờNgày 20/09/2024Ngày 21/09/2024Ngày 22/09/2024Ngày 25/10/2024Ngày 26/10/2024Ngày 27/10/2024Ngày 22/11/2024Ngày 23/11/2024Ngày 24/11/2024
Sáng7:00 – 8:00Ăn sángĂn sángĂn sángĂn sángĂn sángĂn sáng
8:00 – 11:00Lý thuyết và thực hành:
– Làm rượu trái cây
– Dú trái cây chín tự nhiên
CANH TÁC PHỤC HỒI (TT):

– Dinh dưỡng hợp lý cho cây trồng (vô cơ và hữu cơ)
CANH TÁC PHỤC HỒI (TT)
– Compost và compost tea: Lý thuyết và thực hành ủ compost, nhân vi sinh vật đất có lợi
Thăm vườn canh tác theo hướng hữu cơVƯỜN ƯƠM VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
– Giâm cành: Lý thuyết & Thực hành
Tham quan mô hình canh tác Stone Hill Farm
Thăm một vườn độc canh
11:30 – 12:30Ăn trưaĂn trưaĂn trưaĂn trưaĂn trưaĂn trưa
Chiều14:00 – 17:00Nhận phòngBIOCHAR (than hầm):
– Vai trò trong nông nghiệp và cải thiện môi trường
– Thực hành làm than hầm
CANH TÁC PHỤC HỒI:
– Các kỹ thuật phục hồi hữu cơ cho đất
+ Đặc tính và các dụng các loại cỏ đặc biệt: Vetiver, cỏ mỹ, cỏ sả lá nhỏ, cỏ tranh, …
Thăm vườn chú Cò: Một khu rừng tái sinh 17 ha từ năm 1980 với nhiều cây gỗ quý và nhiều kinh nghiệm sống ở rừng hay ho được chia sẻ từ một lão Tarzan giữa đời thườngNhận phòngCANH TÁC PHỤC HỒI (TT):
– Dinh dưỡng hợp lý cho cây trồng (vô cơ và hữu cơ)
– Ứng dụng thiên địch trong bảo vệ thực vật

Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống nước 4.0: tưới phun và tưới nhỏ giọt
Nhận phòngVƯỜN ƯƠM VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
– Ghép & chiết cành: Lý thuyết & Thực hành
Q&A
Thực hành thiết kế một khu vườn theo hướng thuận tự nhiên
17:00 – 18:00TrekkingTrekkingTrekking
Tối18:00 – 19:30Ăn tốiĂn tốiĂn tốiĂn tốiĂn tốiĂn tối
19:30 – 21:00Giới thiệu: chương trình, nội quy, học viên và Stone Hill FarmTự doGiới thiệu: chương trình, nội quy, học viên và Stone Hill FarmTự doGiới thiệu: chương trình, nội quy, học viên và Stone Hill FarmTự do

Khóa 5 (nhấp vào)

BuổiKhung giờNgày 10/12/2024Ngày 11/12/2024Ngày 12/12/2024Ngày 13/12/2024Ngày 14/12/2024Ngày 15/12/2024
Sáng7:00 – 8:00Ăn sángĂn sángĂn sángĂn sángĂn sáng
8:00 – 11:00Lý thuyết và thực hành:
– Làm rượu trái cây
– Dú trái cây chín tự nhiên
CANH TÁC PHỤC HỒI (TT):
– Dinh dưỡng hợp lý cho cây trồng (vô cơ và hữu cơ)
CANH TÁC PHỤC HỒI (TT)
– Compost và compost tea: Lý thuyết và thực hành ủ compost, nhân vi sinh vật đất có lợi

VƯỜN ƯƠM VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
– Giâm cành: Lý thuyết & Thực hành
Tham quan mô hình canh tác Stone Hill Farm
Thăm một vườn độc canh
11:30 – 12:30Ăn trưaĂn trưaĂn trưaĂn trưaĂn trưa
Chiều14:00 – 17:00Nhận phòngBIOCHAR (than hầm):
– Vai trò trong nông nghiệp và cải thiện môi trường
– Thực hành làm than hầm
CANH TÁC PHỤC HỒI:
– Các kỹ thuật phục hồi hữu cơ cho đất
+ Đặc tính và các dụng các loại cỏ đặc biệt: Vetiver, cỏ mỹ, cỏ sả lá nhỏ, cỏ tranh, …
Thăm một vườn canh tác theo hướng hữu cơCANH TÁC PHỤC HỒI (TT):
– Ứng dụng thiên địch trong bảo vệ thực vật
VƯỜN ƯƠM VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
– Ghép & chiết cành: Lý thuyết & Thực hành
Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống nước 4.0: tưới phun và tưới nhỏ giọt
Thăm rừng chú Cò: Một khu rừng tái sinh 17 ha từ năm 1980
Thực hành thiết kế một khu vườn theo hướng thuận tự nhiên
17:00 – 18:00TrekkingTắm rừa, vệ sinhTắm rừa, vệ sinhTắm rừa, vệ sinh
Tối18:00 – 19:30Ăn tốiĂn tốiĂn tốiĂn tốiĂn tối
19:30 – 21:00Giới thiệu: chương trình, nội quy, học viên và Stone Hill FarmTự doTự doTự doTự do

  • Phản hồi của học viên
Chi tiết phản hồi

“Em đã hiểu rõ hơn về cách phục hồi hữu cơ bằng than hầm, nguyên lý, cách làm và công dụng của nó. Việc này sẽ giúp em tận dụng được những nguồn vật liệu hữu cơ xung quanh để làm, cải tạo đất vườn, ruộng. Hiểu rõ hơn về kỹ thuật nhân giống (chiết, ghép), thay vì trước đây chỉ bắt chước nhưng không hiểu nguyên lý nên thành công tùy hên xui. Đắp lò hỏa tiễn -> rất cần thiết để em ứng dụng tại nhà, trước giờ vẫn dùng bếp củi nhưng nó khá tốn củi, nhiệt tỏa ra nhiều không tận dụng được hết. Dinh dưỡng cho cây trồng: rõ hơn về sử dụng phân vô cơ”

Bạn Hương (HV khoá 1 lớp Nông dân thực chiến)

“Đầu tiên là cảm ơn Thầy đã trao những kiến thức cơ bản nền tảng, gọi là nhân duyên cũng không sai khi con đang trong giai đoạn bối rối lựa chọn hướng canh tác, chọn đất phù hợp thì khóa học xuất hiện. Thứ hai là giúp mình xác định đúng quan điểm về đất, phục hồi đất, dinh dưỡng cho cây trồng theo khoa học chứng minh. Kim chỉ nam cho các quyết định quan trọng cho khu vườn. Thứ ba là niềm tin về nền nông nghiệp có sự kết hợp hài hoà giữa kinh nghiệm quá khứ và khoa học hiện đại”.

Anh Thọ (HV khoá 1 lớp Nông dân thực chiến)

“Nông dân thực chiến” thật sự là một khóa học RẤT RẤT cần thiết cho những ai sắp/ đang làm vườn, với thời lượng 4 ngày Thầy và đội ngũ Stone Hill sẽ giúp mọi người: Trang bị những kiến thức cơ bản về nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp bền vững. Hướng dẫn và thực hành làm than hầm, phân ủ compost, compost tea; cách ghép/ chiết/ giâm cành, làm hệ thống tưới…Thiết kế/ cải tạo vườn, giải đáp thắc mắc…Môi trường thiên nhiên trong lành, thân thiện, được ăn nhiều rau củ quả của vườn, được thử ca cao tươi, uống trà vỏ ca cao, trekking…là những trải nghiệm tuyệt vời ở Farm.

Chị Hằng (HV khoá 2 lớp Nông dân thực chiến)

“Khóa học giúp mình hình dung được phải làm sao là đúng nhất vì trên internet rất nhiều thông tin, nhưng ko có thông tin chính xác sẽ ko biết cái nào đúng trong trường hợp nào nên nhiều khi mất thời gian để thử”

Chị Thức (HV khoá 3 lớp Nông dân thực chiến)

“Khóa học giúp em hiểu một cách hợp lý dựa trên cơ sở khoa học về hữu cơ và vô cơ, giúp em chọn hướng đi đúng hơn. Ngoài ra em học được rất nhiều kỹ thuật canh tác.”

Bạn Đô (HV khoá 3 lớp Nông dân thực chiến)

“Không phải bàn cãi nhiều là nội dung khóa học có rất nhiều kiến thức bổ ích cho một người chuẩn bị bắt đầu 1 farm như mình. Kiến thức khóa học bao hàm cả về lý thuyết và thực hành thực tế tạo nền tảng tương đối vững chắc để học viên tự tin hơn khi đa số toàn là tay ngang và không có nhiều kiến thức về nông nghiệp trước đây giờ phải một mình bắt đầu “khởi công” cho 1 dự án dài hơi mới.”

Anh Hân (HV khoá 3 lớp Nông dân thực chiến)