Thế nào là đất dành cho nông nghiệp?

Thực sự thì không có đất nào là đất dành cho nông nghiệp cả mà nguồn gốc của đất nông nghiệp đều hình thành từ rừng. Căn cứ vào thổ nhưỡng và khí hậu của từng vùng ở Việt Nam có thể chia ra 03 loại đất nông nghiệp đặc trưng như sau:

1. Đất thịt: Thành phần bao gồm từ 25% – 50% là cát, 30% – 50% là mùn và 10% – 30% là sét.

Ưu điểm: Dễ dàng cày bừa, làm đất và bón phân. Đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình có kết cấu thích hợp trồng cho đa số các loại cây. Đất không bị vỡ khi nén thành khối.

Nhược điểm: Dễ úng nước nếu tưới hoặc mưa nhiều.

2. Đất sét. Thành phần cơ giới gồm từ 0% – 45% cát, 0% – 45% mùn, 50% – 100% sét.

Ưu điểm: Có khả năng giữ nước, giữ phân tốt, hấp thu các loại chất dinh dưỡng tốt do chứa nhiều keo đất, giàu chất dinh dưỡng và chất hữu cơ phân giải chậm

Nhược điểm: Đất sét giữ chặt các chất dinh dưỡng khiến cây khó hấp thu. Một trong những “tính nết khó ưa” của nó là khó thấm và thoát nước kém gây ra tình trạng ngập, úng dẫn đến thối rễ. Ngoài ra nó cũng được xem là loại đất nghèo chất hữu cơ mặc dù giàu dinh dưỡng !?

3. Đất cát: Là loại đất thô với thành phần cơ giới từ 80% – 100% là cát, mùn và đất sét chỉ chiếm từ 0% – 10%.

Ưu điểm: Thấm nước rất nhanh, dễ thoát nước, thoáng khí, dễ cày bừa và ít tốn công.

Nhược điểm: Khi đất khô thì rời rạc, còn khi ướt thì bí và dính chặt, giữ nước, giữ phân kém, nghèo dinh dưỡng và chất hữu cơ

Trong 3 loại đất này thì đất thịt là loại đất dễ canh tác nhất. Hai loại còn lại mặc dù “khó nuốt” hơn nhưng không phải là không có cách. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về các loại đất nông nghiệp và học cách để sống hòa bình với nó trong lớp “Nông dân tập sự” cuối tháng 10 này nhé.